Trong Game Liên minh huyền thoại (LMHT) bạn thường được các bình luận viên nhắc đi nhắc lại từ MVP cho 1 người trong đội thắng, vậy MVP nghĩa là gì?
Contents
MVP là gì?
MVP là từ được viết tắt từ rất nhiều từ, đặc biệt trong game, trong thể thao MVP được viết tắt bởi các từ sau:
- Most Valuable Player: người chơi tốt nhất, người có ảnh hưởng lớn nhất tới chiến thắng của đội hay còn gọi người chơi giỏi nhất của trận đấu.
- Most Valuable Person(professional) : người có giá trị nhất, người giỏi nhất của 1 đội.
MVP được áp dụng trong các game như LOL, Dota 1, Dota 2, Liên Quân Mobile…. và được nhắc trong bóng rổ,…
Giá trị của MVP
MVP (Most Valuable Player) là danh hiệu được trao cho game thủ xuất sắc nhất, “có giá trị” nhất, tuy nhiên có vẻ như điều đó không còn đúng tại các giải đấu LMHT.
Trong bất cứ bộ môn thể thao nào, trong bất cứ trận đấu nào, chúng ta luôn có những tuyển thủ nổi bật hơn cả, và LMHT cũng vậy. Danh hiệu MVP về cơ bản không đem lại nguồn thu nào cho game thủ, tuy nhiên đó là một phần thưởng tinh thần không gì so sánh được.
Trong nền lmht
Nhưng trong nền LMHT chuyên nghiệp hiện tại, danh hiệu MVP đang bị bóp méo so với bản chất vốn có. Thay vì đề cao sự cống hiến của game thủ, danh hiệu MVP đang được sử dụng như một công cụ để viết nên những câu chuyện quyến rũ, thỏa mãn những sở thích “quái đản” của cộng đồng.
Lấy ví dụ tại giải đấu LCS, chúng ta có hàng tá danh hiệu MVP, từ mỗi trận, mỗi tuần, cho tới mỗi mùa,… Thực chất, nhiều vậy cũng chẳng sao nhưng vấn đề ở đây là, danh hiệu này đã và đang rất nhiều lần trao nhầm địa chỉ. Rất nhiều game thủ xứng đáng nhưng đã bị “bỏ quên” vì nhiều lý do khác nhau.
LCS Châu Âu 2014 Mùa Hè, Alliance thống trị hoàn toàn và thu hút mọi sự chú ý. Kết thúc vòng bảng với thành tích 21-7. Trước tất cả các đội, Alliance đều thắng 3, thua 1. Froggen, huyền thoại của làng LMHT, ngôi sao số một của Alliance thời điểm đó lại không được nhận bất cứ danh hiệu MVP nào, dù chỉ một tuần. Trong khi đó, hai cái tên kém nổi bật hơn của Alliance, Shool và Tabzz lại được nhận danh hiệu cao quý này (vào tuần 2 và 6). Chưa hết, Kerp, người đi đường giữa của Millenium (đứng thứ 5) lại hai lần được xướng tên.
Thật nực cười khi thành viên xuất sắc nhất của một đội xuất xắc nhất với kỉ lục xuất sắc nhất là không nhận được bất cứ danh hiệu MVP nào.
Sẽ có người cho rằng trong từng tuần cụ thể, những màn trình diễn của Froggen không đủ thuyết phục, không xuất sắc như những game thủ khác. Vậy cớ sao danh hiệu MVP của vòng bảng lại thuộc về Rekkles, xạ thủ của Fnatic, đội đứng thứ 2?
Phải chăng do Froggen đã được bầu chọn là MVP của Mùa Xuân nên anh phải “nhường” danh hiệu này cho người khác ở Mùa Hè?
Thực tế, điều này càng làm cho việc “phân phát danh hiệu MVP” thành trò hề. 7 tuần đầu tiên tại LCS Châu Âu 2014 Mùa Xuân, Alliance của Froggen thi đấu vô cùng tệ hại với 6 thắng, 10 thua. Nhưng kể từ thời điểm đó, họ bất ngờ lột xác và có chuỗi 8 chiến thắng liên tiếp 3 tuần sau đó. Và trong 3 tuần đó, Froggen 2 lần được xướng tên. Và khi vòng bảng khép lại, Froggen được bầu chọn là MVP.
Có đáng không?
Nếu xét trên quan điểm “gánh đội vượt qua gian khó” thì rất đáng. Nhưng thực chất, với đội hình đó, Alliance và Froggen đáng nhẽ ra phải là đội thống trị, phải là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch chứ không phải đóng vai “ngựa ô vượt khó”. Việc trao danh hiệu này cho Froggen thay vì thành viên nào đó của Fnatic hay SK Gaming càng chứng tỏ một điều, ban tổ chức LCS thích dùng MVP để vẽ lên những câu chuyện cảm động, hấp dẫn cộng đồng.
Đến LCS 2015 Mùa Hè, Fnatic càn quét cả châu Âu với thành tích hoàn hảo 18-0. Hầu hết chuyên gia đều khẳng định, danh hiệu MVP chắc chắn không thể lọt khỏi tay Huni hoặc Yellowstar. Thực vậy, khi vòng bảng khép lại, 4/5 thành viên Fnatic được nhận danh hiệu cao quý này, trong đó Yellowstar được bầu chọn là MVP của vòng bảng.
Nhưng xét kĩ hơn, có thể tồn tại việc “sau 4 tuần một đội có tới 4 thành viên KHÁC NHAU được bầu chọn MVP” sao? Trên thực tế, Huni xứng đáng được chọn làm MVP của tuần nhiều hơn 1. Nhưng anh đã phải chia sẻ vinh dự này với những người đồng đội khác, bởi khi đó câu chuyện về một Fnatic thần thánh sẽ hấp dẫn hơn.
Chưa hết, tại tuần thi đấu cuối cùng, HLV Deilor của Fnatic là người được bầu làm MVP, một việc chưa từng có tiền lệ. Nghe có vẻ hợp lý khi HLV đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra chiến thuật, cấm/chọn,… nhưng anh ta không ngồi trên sân khấu cùng 5 người còn lại, anh ta không trực tiếp tham gia trận đấu.
Tuần vừa rồi, trong trận chung kết LCK 2015 Mùa Hè, SKT T1 đã đè bẹp KT Rolster với chiến thắng 3-0 hủy diệt, nâng chiếc cúp vô địch hai lần liên tiếp. Và rõ ràng, trung tâm của mọi sự chú ý chính là thánh Faker, thành viên xuất sắc nhất của SKT, game thủ LMHT xuất sắc nhất lịch sử. Những màn trình diễn cá nhân của anh, đặc biệt trong ván 2 và 3 là chuẩn mực.
Nhưng khi được hỏi về ai là thành viên nổi bật nhất, hai HLV của SKT lại chọn Wolf, thành viên từ trước đến này vẫn bị coi là mắt xích yếu nhất.Có thể hiểu được rằng việc này thể sự trân trọng việc Wolf luôn cố gắng và không bị khủng hoảng tâm lý sau khi nhận vô số chỉ trích tại MSI.
Nhưng điều đó hoàn toàn không liên quan gì đến danh hiệu MVP ở LCK. Danh hiệu này không phải để an ủi một thành viên thi đấu thiếu ấn tượng, đặc biệt ở giải đấu khắc nghiệt như LCK.
Ảnh hưởng
Danh hiệu MVP rất có sức ảnh hưởng. Giả sử, 10 năm sau, game thủ sẽ nhìn lại LCS Châu Âu 2014 Mùa Hè, họ sẽ thấy rằng, Froggen được bình chọn là MVP của vòng Playoff, nhưng suốt 11 tuần trước đó, anh không một lần được vinh danh. Họ sẽ nghĩ sao? Có phải Froggen trước đó toàn được team gánh, và đến những trận cuối cùng mới tỏa sáng?
MVP là một danh hiệu cao quý. Nó không phải thứ để vung bừa bãi, để viết lên những câu chuyện hài hước nào đó!
Sofm đoạt MVP
Theo thống kê số điểm MVP từ đầu mùa giải LPL Mùa Xuân 2017 đến thời điểm hiện tại thì thần đồng Sofm đã vượt qua mặt thần rừng ClearLove và cả Bengi.
Nhìn về số điểm MVP của những người đi rừng tại LPL Mùa Xuân 2017 thì hai cái tên Condi của Team WE và Swift của Newbee đang có cùng số điểm MVP là 5 điểm, tiếp đến sau đó người đi rừng Mlxg của Royal Never Give Up và thần đồng Sofm đang cùng đứng vị trí thứ 2 với 4 điểm MVP. Tuy với 4 lần được MVP nhưng chỉ có 2 vị tướng có thể mang đến MVP của trận đấu cho Sofm chỉ là khazix, rengar còn tướng tủ của sofm lại là Leesin thì lại đang có chỉ số không tốt với với tỉ lệ thua 100% sau 2 lần pick.
Mặc dù Vici Gaming đã tốn không ít tiền để tái hợp bộ đôi Easyhoon và Bengi có mặt trong đội hình nhưng cặp “Song Sát”” này vẫn không thể giúp Vici Gaming có nhiều bước tiếp thậm chí họ đang đối mặt rất lớn với nguy cơ rớt hạng bởi hiện tại Vici Gaming chỉ đang là đội đứng chót bảng B với 3 chiến thắng và để thua đến 8 trận, trong đó 2 lần đối đầu với Snake Esport của Sofm thì họ cũng để thua cả 2 trận.
Mời các bạn xem lại video đoạt MVP đẳng cấp này tại game hay đây rồi